Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesMusicĐăng kýĐăng NhậpGallery

 

Chuyện con trâu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả
Bình chọn cho bài viết:
Admin
No Limit No Distance
No Limit No Distance
Admin

Nam
Age : 48 Registration date : 07/11/2008 Tổng số bài gửi : 403 Đến từ : Đà nẵng

Chuyện con trâu Vide
Bài gửiTiêu đề: Chuyện con trâu   Chuyện con trâu New-ne1031/1/2009, 7:21 pm

Văn hóa




getTimeString('2009/01/24 06:14:00');
Thứ Bảy, 24/01/2009, 06:14 (GMT+7)
Chuyện con trâu
XUÂN 09 DNSGCT - Ở Mỹ, người Việt lớn tuổi ai chẳng biết con trâu, nhưng bọn trẻ lại không có được hạnh phúc đó. Lúc mới qua Mỹ được vài năm, một lần, thành phố tôi ở, có lễ lạt, kỷ niệm gì đó, ngoài thương xá gần nhà có tổ chức khu vui chơi cho trẻ con. Đu quay, lái xe, hát hò... Tôi dẫn thằng con sáu tuổi ra tham dự.
Thấy ở góc sân chơi có một con trâu nằm nhai cỏ, tôi không quan tâm, nhưng thằng con tôi lại kêu lên kinh ngạc: “Con dinosaur!” (khủng long). Hóa ra, con tôi không biết đó là con trâu. Tôi đứng lại cho cu cậu ngắm, giải thích cho thằng bé đó là con vật dùng để kéo xe, kéo cày ở Việt Nam cũng như ở các nước Đông Nam Á.
Tôi còn nói “Nhà nông ở Việt Nam rất thương con trâu, đến nỗi người ta làm thơ ca tụng con trâu: Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Ngâm xong, tôi phải dịch ra tiếng Mỹ thì con tôi mới hiểu. Tôi còn hát một bài về con trâu: Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ. Ngồi mình trâu, ta sờ sừng trâu, rồi ta vuốt đuôi trâu... như lúc nhỏ, tôi thường nghêu ngao với chúng bạn khi còn ở quê nhà. Nhưng tôi biết, có hát gì thằng bé cũng chẳng hiểu!



Chuyện con trâu ImageView
Trâu “thư giãn” bên cánh đồng và hồ nước sau một ngày gặm cỏ - Ảnh: Bảo Ngọc/TTO
Nuôi trâu để làm gì? Ai cũng nói: “Để cày ruộng”. Nhưng ông Lão Tử nuôi trâu để cưỡi đi khắp nơi. Người dân tộc vùng cao nguyên Việt Nam nuôi trâu để làm của. Nhiều trâu, nhiều cồng là giàu. Dân buôn làng vi phạm “lệ làng” thì bị phạt trâu, gà.
Các xứ ở châu Á nuôi gần 140 triệu con trâu. Các nước Âu, Mỹ nuôi trâu trong sở thú để thiên hạ xem cho biết con trâu ra sao. Nhiều nước nuôi trâu để giết thịt, có nơi thịt trâu bán ra nhiều hơn thịt bò. Như Ấn Độ mỗi năm sản xuất gần một triệu tấn thịt trâu, còn Pakistan cũng gần nửa triệu tấn. Việt Nam tuy có ăn thịt trâu, nhưng thường là trâu già, trâu bệnh. Không ai nỡ giết trâu vì “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, nhờ nó cày bừa mới có hạt cơm cho gia đình.
Sữa trâu tốt hơn sữa bò. Người châu Á sản xuất 41 triệu tấn sữa trâu mỗi năm, nhiều nhất là ở Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Philippines... Người Tây Tạng nuôi một loại trâu, gọi là trâu lùn, có lông rất dày để che gió lạnh. Họ chế biến sữa trâu thành “dầu tô” để thắp đèn ở các đền, chùa thờ Phật vì dầu này không tạo khói.
Ở Trung Đông, châu Phi, khi thiếu củi, người ta lượm phân trâu về phơi làm chất đốt. Các bà, các cô gái đi nhặt phân trâu về, đem trộn với rơm rạ, nắm thành từng cục cỡ nắm tay, đem phơi khô là có chất đốt. Xem ra, từ thân thể con trâu, người ta không bỏ đi cái gì cả. Lông trâu dùng làm bàn chải, làm cọ hoặc bút lông cho mấy ông đồ già viết câu đối đỏ, sừng trâu làm lược chải đầu cho quý bà và làm tù và để thổi, da trâu nấu mãi thành “a dao”, trộn với vôi để xây nhà, quét tường, trộn với màu để vẽ tranh sơn dầu, dùng làm mặt trống, làm giày, dép, bóp, xách tay.
Miền Nam mình trước kia đến mùa nước nổi, khắp nơi ngập nước, không có cỏ cho trâu ăn nên chủ trâu giao trâu cho một toán người chuyên nghiệp, họ nhận hằng trăm con trâu, lùa đến các vùng cao, đồi núi, có cỏ cho trâu ăn. Hết mùa lụt, lùa trâu về trả lại chủ, lãnh tiền công. Đó là nghề “len trâu”. Nay có máy cày, ít người nuôi trâu, bắt đứa nhỏ chăn trâu thì không thể đi học được.
Bạn có biết thuốc chủng ngừa đậu mùa bài chế từ đâu không? Từ con trâu! Có một loại đậu mọc trên cơ thể trâu bò, gọi là ngưu đậu. Người ta trích mủ ngưu đậu, nhân giống loại vi khuẩn này rồi làm yếu đi, chế thành thuốc chủng ngừa đậu mùa cho người. Trên thế giới, hiện nay bệnh đậu mùa gần như không còn, nhưng một số nước vẫn còn “nuôi” con vi trùng đậu mùa, để dành.
Việt Nam ta, thời xưa nhà vua ra luật “ngưu quyền”, nghĩa là con trâu được luật lệ bảo vệ. Theo luật Hồng Đức (ban hành đời nhà Lê, thế kỷ XV), việc mua bán trâu phải làm giấy tờ, làm thịt trâu phải xin phép, phải được chính quyền địa phương xác nhận trâu già, trâu bệnh mới được xẻ thịt. Tội trộm trâu, giết trâu bị phạt rất nặng. Có một điều luật rất chi tiết nêu rõ: “Khi hai con trâu của hai nhà húc nhau, con nào chết thì cho hai nhà mổ thịt (chia nhau), con còn sống thì hai nhà cùng cày bừa (dùng chung). Ai trái luật thì bị phạt 80 trượng”.
Lễ Tịch Điền đầu tiên ở nước ta là vào năm Thiên Phúc thứ 8, đời tiền Lê, do vua Lê Đại Hành thực hiện. Vào đầu xuân, quan Hữu Ty chọn ngày tốt đắp đàn tế. Vua vào tế thần Nông, cầu cho mưa thuận gió hòa rồi tự tay cầm cày, cày ruộng. Trâu cày phải là trâu đực, còn trẻ, mạnh khỏe và được phủ gấm vóc trên lưng. Vua cày ba đường tượng trưng, sau đó các quan thay phiên nhau xuống ruộng cày thêm mấy đường. Ruộng đó để trồng lúa, loại ngon nhất, sau này đem dâng vua, gọi là gạo ngự.
Vì con trâu rất quan trọng cho nhà nông nên việc mua trâu phải rất cẩn thận. Nhiều lái trâu đem trâu miền núi không biết cày ruộng, về bán cho nhà nông. Miệng lái trâu rất dẻo nên nhiều người bị lầm. “Lái trâu, lái lợn, lái bè, trong ba anh ấy chớ nghe anh nào”. Người mua trâu phải biết gốc gác con trâu, biết xem tướng trâu. Nếu trâu đủ chuẩn “sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, mồm gàu dai, tai lá mít, đít lồng bàn” là trâu tốt. Câu xem tướng trâu “Khô chân, gân mặt, đắt mấy cũng mua” còn được các bà chủ nhà vận dụng để xem tướng người giúp việc. Hóa ra, cũng có khi con người cũng bị xem ngang hàng với con trâu!
Tới chuyện cuối cùng là xem tướng số những người tuổi con trâu. Sách tướng có nói rằng “Người tuổi Sửu (tuổi con trâu) thường cần cù, chịu khó, ít ba hoa, khoác lác. Bề ngoài trầm tĩnh, điềm đạm nhưng có khi cũng nổi cục, nóng lên thì rất dữ. Tuổi trẻ có vất vả, nhưng trung niên và tuổi già được an nhàn. Về đường nhân duyên, không nên lập gia đình sớm, vì có thể gặp trắc trở. Trên hai mươi tuổi mà lập gia đình thì trên thuận dưới hòa, gia đạo yên vui, con cái nên người, có hiếu với cha mẹ, anh chị em thương yêu nhau. Tuổi Sửu hợp với tuổi Tỵ, tuổi Dậu”.
Tử vi tướng số nói kiểu đó tức là cứ đem con trâu ra mà so sánh với… người tuổi Sửu. Trâu phải cày bừa, đương nhiên là vất vả rồi, lúc về già ốm yếu, hom hem, chủ nhớ ơn nên không bán hay xẻ thịt mà vẫn nuôi dưỡng, săn sóc. Như thế đến tuổi già tất sẽ thong dong, an nhàn.
Theo cách lập luận đó thì người tuổi Ngọ (con ngựa) phải dời chỗ ở luôn luôn, chạy ngược chạy xuôi suốt đời mà vẫn không đủ ăn. Người tuổi Hợi (con heo) thì sướng, “tuổi Hợi nằm đợi mà ăn”, chẳng cần bon chen, lo lắng gì mà lộc trời cứ ban cho mãi, nhưng coi chừng bị bất đắc kỳ tử, thường bị tai nạn hoặc bị làm thịt bất ngờ. Người tuổi Mùi (con dê) thì “ham chơi”, không chịu lao động, thấy gái thì mắt la, mày lét. Người “tuổi Mẹo là con mèo ngao, hay cấu hay cào, ăn vụng quá tinh”...
Thế nên, kiểu coi tướng này chỉ để đọc chơi, cho vui mấy ngày tết!
Theo PHẠM THÀNH CHÂU
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần



Về Đầu Trang Go down
http://ducvtt.tk

Chuyện con trâu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
 ::  TẢN MẠN VÀ THƯ GIÃN :: Chuyện con trâu Point10 Nhịp điệu cuộc sống -
Tất cả thời gian được tính theo GMT. Hôm nay: 12/5/2024, 3:33 pm
Diễn đàn Ducvtt Online thể hiện tốt nhất ở độ phân giải: 1280 x1024 điểm ảnh; chế độ màu: 32 bit; Trình duyệt Internet Explorer.
Designed by nO.oNe.
Developed by nO.oNe.
Copyright © 9/2008, Graffiti Club . All rights reserved.
Powered by: phpBB2 2.0
Copyright ©2008 - 2009, forumotion.com.
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất